Khuyến mại Hệ thống Showroom Tư vấn doanh nghiệp Liên hệ Tin công nghệ

Máy tính để bàn

(206 sản phẩm)
Apple ASUS Dell HP Lenovo
1 2 3 4 5 6 7

Sở hữu bộ máy tính phù hợp - Nâng tầm trải nghiệm

Dù bạn đang tìm một bộ máy tính để bàn đơn giản để xử lý các công việc văn phòng hằng ngày, một bộ máy ổn định phục vụ cho việc học online, hay một cỗ máy mạnh mẽ chuyên trị các tựa game đình đám thì điều quan trọng đầu tiên vẫn là: chọn đúng cấu hình.

Trên thị trường hiện nay, số lượng mẫu mã và cấu hình máy tính để bàn đa dạng đến mức dễ khiến bạn “hoa mắt chóng mặt”. Nếu chưa thật sự hiểu rõ mình cần gì, rất dễ rơi vào tình huống chọn nhầm - máy thì thừa sức, máy thì thiếu hiệu năng. Trong bài viết này, mình sẽ giúp bạn phân tích từng lựa chọn phù hợp cho từng nhu cầu cụ thể - từ bộ máy tính văn phòng tiết kiệm đến những máy bộ PC chuyên chiến game, để bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt.

Bộ máy tính để bàn - Văn phòng | Học tập | Chơi Game

I. Máy tính để bàn cho văn phòng - Giải pháp tối ưu cho công việc

1. Nâng cao hiệu suất làm việc với máy tính văn phòng

Trong không gian làm việc hiện đại, việc trang bị một bộ máy tính để bàn văn phòng vừa túi tiền nhưng hoạt động ổn định chính là cách đơn giản mà hiệu quả để nâng cao hiệu suất công việc. Không cần thiết phải sở hữu cấu hình quá cao, nhưng một bộ máy tính văn phòng lý tưởng cần đảm bảo xử lý mượt các tác vụ thường ngày: mở trình duyệt nhiều tab, làm việc với bảng tính Excel, phần mềm kế toán, quản lý dự án hay họp online qua Zoom.

Điều quan trọng là, khi chiếc máy tính chạy trơn tru, không giật lag, người dùng sẽ không bị ngắt mạch làm việc, từ đó duy trì năng lượng và hiệu quả xử lý công việc tốt hơn mỗi ngày.

2. Đặc điểm quan trọng của máy tính văn phòng

🔹 Hiệu suất xử lý ổn định và tiết kiệm điện

Vi xử lý dòng Intel Core i3, Core i5 hoặc AMD Ryzen 3/5 đã đủ khả năng gánh vác các tác vụ văn phòng phổ thông. Không cần phải đầu tư chip cao cấp, bởi điều cần ở máy tính để bàn văn phòng là khả năng chạy ổn định, tiết kiệm điện và tỏa nhiệt ít. Các dòng CPU này cũng hỗ trợ công nghệ tiết kiệm năng lượng, giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí vận hành về lâu dài.

🔹 RAM tối thiểu 8GB - nền tảng của đa nhiệm

Dung lượng RAM 8GB là tiêu chuẩn tối thiểu cho máy tính văn phòng hiện nay. Với mức RAM này, người dùng có thể mở đồng thời nhiều cửa sổ trình duyệt, phần mềm email, bảng tính và phần mềm ERP mà không bị treo máy. Nếu làm việc với dữ liệu nặng như báo cáo tổng hợp, thống kê hay thiết kế tài liệu đồ họa cơ bản, việc nâng cấp lên 16GB sẽ là lựa chọn đáng cân nhắc để giữ cho hệ thống hoạt động mượt mà.

🔹 Ổ cứng SSD NVMe - bệ phóng tốc độ

Khởi động máy trong vài giây, mở ứng dụng chưa đầy một nhịp chuột - tất cả nhờ vào ổ cứng SSD. So với HDD truyền thống, SSD NVMe vượt trội cả về tốc độ lẫn độ bền. Một máy tính văn phòng giá rẻ với SSD 256GB đã đủ cho nhu cầu lưu trữ tài liệu, email và phần mềm chuyên dụng. Nếu muốn kết hợp tốc độ và dung lượng, bạn có thể thêm một ổ HDD 1TB song song để lưu trữ dữ liệu dài hạn.

🔹 Kết nối đầy đủ, hỗ trợ thiết bị ngoại vi

Một chiếc máy tính văn phòng tốt không thể thiếu các cổng kết nối phổ biến như USB 3.2 để truyền dữ liệu nhanh, HDMI hoặc DisplayPort để mở rộng màn hình trình chiếu, và cổng LAN Gigabit đảm bảo mạng ổn định cho họp trực tuyến. Một số mẫu còn tích hợp Wifi, giúp tiết kiệm không gian và tăng tính linh hoạt trong văn phòng hiện đại.

🔹 Thiết kế tối giản, dễ bố trí

Không cần quá đồ sộ, máy tính văn phòng hiện đại ưu tiên thiết kế gọn gàng như Small Form Factor (SFF) hay Mini PC. Những mẫu như Dell OptiPlex, HP ProDesk hay Lenovo ThinkCentre có thể đặt dưới gầm bàn, hoặc gắn gọn gàng phía sau màn hình. Nhờ đó, không gian làm việc trở nên sạch sẽ, chuyên nghiệp hơn và dễ dàng bảo trì khi cần.

🛠️ Vì sao doanh nghiệp nên đầu tư đúng vào máy tính văn phòng?

✔ Tiết kiệm chi phí đầu tư: Không cần cấu hình cao cấp, chỉ cần đúng nhu cầu là đủ để tiết kiệm cả về giá mua lẫn chi phí vận hành.
✔ Đảm bảo hiệu suất làm việc liên tục: Không bị chậm, treo máy khi làm việc giúp tiết kiệm thời gian và tránh gián đoạn công việc.
✔ Bảo mật tốt hơn: Máy tính văn phòng thường được trang bị TPM 2.0 - một công nghệ mã hóa dữ liệu giúp bảo vệ thông tin nhạy cảm.
✔ Dễ nâng cấp, dễ mở rộng: Khi nhu cầu tăng lên, bạn hoàn toàn có thể nâng cấp thêm RAM, ổ cứng mà không phải thay mới cả bộ máy.

Chọn đúng máy tính để bàn văn phòng không chỉ là chuyện tiết kiệm ngân sách, mà còn là một khoản đầu tư hợp lý để nâng cao hiệu suất, tối ưu không gian và tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

II. Máy tính để bàn cho học tập - Công cụ hỗ trợ học tập hiệu quả

Học tập thời nay không còn gói gọn trong sách vở hay lớp học truyền thống. Một bộ máy tính để bàn phù hợp giờ đây gần như là “trợ thủ đắc lực” cho bất kỳ học sinh, sinh viên nào. Từ việc truy cập lớp học trực tuyến, làm bài tập nhóm, cho đến nghiên cứu tài liệu chuyên ngành - tất cả đều gắn liền với một thiết bị tin cậy. Nhưng đâu là cấu hình đủ dùng, đâu là sự đầu tư thông minh mà không quá đà?

1. Học tập thông minh hơn với bộ máy tính phù hợp

Việc lựa chọn một bộ máy tính để bàn phục vụ việc học tưởng chừng đơn giản, nhưng thực tế lại cần nhiều cân nhắc. Một chiếc máy giá rẻ nhưng ì ạch sẽ khiến bạn bực mình mỗi lần bật máy. Ngược lại, bỏ ra một khoản lớn cho những thứ không thật sự cần thiết cũng là điều không nên. Chìa khóa ở đây là: hiểu đúng nhu cầu của bản thân để chọn đúng cấu hình.

Dù bạn đang học online mỗi ngày, phải viết báo cáo liên tục hay đang học chuyên ngành đòi hỏi phần mềm nặng như AutoCAD, Visual Studio, thì việc đầu tư đúng cấu hình sẽ giúp tiết kiệm thời gian, học tập trơn tru hơn và... bớt stress.

2. Cấu hình tối ưu cho máy tính học tập

Một cấu hình hợp lý không phải là cấu hình “mạnh mẽ” - mà là cấu hình đủ mạnh cho đúng nhu cầu sử dụng. Dưới đây là những thành phần nên chú ý khi chọn mua:

🔹 Bộ vi xử lý (CPU):

Nếu bạn học các môn cơ bản, dùng Google Meet, Word hay Excel thì chỉ cần Intel Core i3, Core i5 hoặc Ryzen 3, 5 là đã quá ổn. Với ngành kỹ thuật, bạn nên nhắm đến Core i7 hoặc Ryzen 7, vừa để đa nhiệm, vừa đảm bảo phần mềm nặng vẫn chạy mượt.

🔹 RAM - bộ nhớ tạm thời:

8GB RAM là “tiêu chuẩn vàng” cho học sinh phổ thông. Nếu bạn dùng thêm phần mềm đồ họa hoặc mô phỏng, 16GB RAM hoặc 32GB RAM sẽ giúp mọi thứ hoạt động trơn tru hơn mà không bị đơ máy bất ngờ.

🔹 Ổ cứng (SSD/HDD):

Một chiếc SSD NVMe dung lượng SSD 256GB - 512GB giúp bạn khởi động máy trong vài giây, mở ứng dụng không bị trễ. Nếu cần nhiều dung lượng lưu trữ, bạn có thể lắp thêm HDD 1TB để lưu tài liệu, video, tài nguyên học tập.

🔹 Card đồ họa (GPU):

Với ngành thiết kế, dựng phim hay game - card rời NVIDIA GTX 1650 hoặc RTX 3050 là lựa chọn hợp lý. Ngược lại, với tác vụ văn phòng hoặc học online, card tích hợp Intel UHD hoặc AMD Vega cũng đã đủ “gánh team”.

🔹 Màn hình:

Hãy chọn màn hình từ 21.5 inch trở lên, độ phân giải Full HD, tần số quét tối thiểu 75Hz để học tập lâu không bị mỏi mắt. Với bạn nào chuyên về lập trình hoặc thiết kế, màn hình 144Hz hoặc màn hình 2K, 4K sẽ mang lại trải nghiệm thị giác tốt hơn nhiều.

3. Máy tính để bàn cho từng nhu cầu học tập

3.1. Máy tính cho học sinh, sinh viên phổ thông

Nếu bạn chỉ dùng máy để học online, làm bài trên Google Docs, dùng Zoom, Teams hay Office thì đừng lo - bạn không cần cấu hình “khủng”. Một bộ máy tính có Intel Core i3 hoặc Ryzen 3, RAM 8GB, SSD 256GB là vừa đủ để “chạy bon bon”. Hơn hết, chi phí đầu tư rất hợp lý, dễ tiếp cận với nhiều gia đình.

3.2. Máy tính cho sinh viên kỹ thuật, lập trình

Đối với các bạn học ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật, cơ điện tử, khoa học dữ liệu… máy tính không chỉ là công cụ học tập mà còn là “bạn đồng hành” để chạy phần mềm chuyên ngành. Những phần mềm như MATLAB, SolidWorks, Visual Studio… rất nặng. Vì vậy, cần một bộ PC có CPU từ Core i5 trở lên, RAM 16GB, và ổ cứng NVMe SSD 512GB trở lên để đảm bảo hiệu suất không bị nghẽn cổ chai.

3.3. Máy tính cho sinh viên ngành thiết kế, đồ họa, dựng phim

Đây là nhóm có yêu cầu cao về cấu hình. Việc thiết kế trên Photoshop, render video trên Premiere Pro hay mô hình hóa trên Blender đòi hỏi máy phải đủ sức “chịu đòn”. Những bộ PC gaming cấu hình cao - đi kèm card đồ họa rời từ NVIDIA RTX 3050, RAM 16GB hoặc 32GB, ổ cứng SSD tốc độ cao - sẽ giúp bạn xử lý dự án nhanh hơn, tiết kiệm thời gian, và đảm bảo sản phẩm đầu ra mượt mà, sắc nét.

III. Bộ máy tính chơi game - Hiệu suất mạnh mẽ để chiến thắng

Chơi game mà lag thì đúng là... mất hết cảm xúc. Là khi combat căng, màn hình giật tung tóe thì kỹ năng cao mấy cũng thua. Vậy nên, với game thủ - một bộ PC ngon không chỉ là để chơi cho vui, mà còn là thứ vũ khí giúp bạn “chiến” mọi tựa game, từ MOBA đến FPS mà không bị cản trở bởi cấu hình.

Không như máy tính học online hay làm văn phòng - PC gaming phải mạnh thật sự. Phải xử lý đồ họa nặng, chạy ổn định ở FPS cao, vừa chơi vừa stream vẫn phải mượt. Mà để được vậy thì từng món trong bộ máy đều phải đúng chuẩn - từ CPU, GPU, RAM cho đến cái quạt tản nhiệt cũng không nên làm qua loa.

1. Chiến game không giới hạn với bộ PC gaming đúng chuẩn

Bạn có thể chơi game trên bất kỳ máy nào, nhưng để chơi mượt, thì không phải máy nào cũng đủ lực. Một bộ PC gaming bài bản sẽ mang lại trải nghiệm khác biệt hoàn toàn - hình ảnh nét căng, khung hình ổn định, thao tác phản hồi gần như ngay lập tức. Là với mấy game hành động hay bắn súng, chuyện này quan trọng không tưởng.

Thật ra, đầu tư vào PC gaming là đầu tư vào cảm giác. Khi bạn kéo chuột mà nhân vật phản ứng ngay, khi khung cảnh hiện ra không giật lag - bạn sẽ thấy đáng từng đồng. Quan trọng là chọn đúng cấu hình, không thiếu - không dư. Vì dư thì phí, mà thiếu thì... tiếc.

2. Cấu hình tối ưu cho PC gaming

2.1. CPU - Bộ não xử lý mọi pha hành động

Nói đơn giản, CPU là “trái tim” điều phối mọi thứ trong máy. Game nhẹ thì không nói, nhưng game có bản đồ rộng, AI phức tạp, vật lý nhiều như GTA V, Battlefield… mà CPU yếu thì chơi được đấy - nhưng sẽ có lúc bực mình.

Với mình, mấy con chip như Intel Core i5-13400F hoặc i7-13700K là quá ổn cho chơi game. Còn nếu bạn nghiêng về team đỏ thì Ryzen 5 7600X hoặc Ryzen 7 7700X cũng bá đạo lắm. Xung cao, nhiều nhân - vừa chơi vừa stream vẫn ngon.

2.2. GPU - Chơi đẹp hay không là nhờ nó

Nói thiệt, nhìn game max setting, có ray tracing, đổ bóng - khác hoàn toàn với việc chỉnh medium rồi tắt hiệu ứng. Cái làm nên sự “đã mắt” ấy chính là card đồ họa.

Tầm trung thì RTX 3060, RX 6600 XT là đủ chiến Full HD ở 144Hz. Nhưng nếu bạn muốn lên 2K, 4K, thì RTX 4070 Ti, RX 7900 XTX mới là thứ bạn cần. Mấy game như Cyberpunk, Elden Ring, chơi với setting cao mà hình vẫn trơn tru - thì cảm giác... khó diễn tả lắm, chỉ có ai chơi rồi mới hiểu.

3. RAM - Không đủ là giật, đủ là mượt

RAM mà thiếu là máy giật. Không cần phải nói nhiều. Game bây giờ hầu như yêu cầu từ 8GB trở lên, nhưng 8GB là mức cầm chừng thôi. Muốn mượt thì tối thiểu phải 16GB. Mà nếu bạn hay stream hoặc mở nhiều app cùng lúc - ví dụ: game, Discord, OBS, Chrome... thì lên 32GB cho chắc.

Mà đừng chỉ nhìn dung lượng, phải coi bus nữa. RAM 3200MHz trở lên là ổn, RAM DDR5 thì càng ngon. Và nếu bạn thích đẹp - dàn máy có RGB lung linh thì chọn luôn loại RAM có LED, chứ đừng tiếc.

4. Ổ cứng SSD - Load nhanh, vô map lẹ

Bạn từng đợi game load 2 phút chưa? Đó là chuyện thường khi dùng HDD. Còn gắn SSD NVMe vào thì... chưa kịp bấm “Bắt đầu” là đã vào lobby rồi. Tốc độ khác hoàn toàn. Đặc biệt mấy game open-world hoặc có nhiều asset - SSD là cứu cánh.

Mình thường gợi ý dùng SSD 512GB trở lên - để cài hệ điều hành, Steam, mấy game chính. HDD thì dùng để lưu game cũ hoặc video highlight. Nếu dư dả thì dùng SSD 1TB luôn, khỏi lo thiếu chỗ.

5. Tản nhiệt & gear - Những thứ tưởng phụ nhưng lại rất quan trọng

Cấu hình mạnh thì đi kèm nhiệt cao. Game lâu là máy nóng, khi là mùa hè. Nếu không có tản nhiệt ổn, máy vừa kêu to vừa dễ tụt hiệu năng. Dàn tản khí loại xịn là đủ với máy tầm trung. Còn nếu build cấu hình khủng thì nên cân nhắc tản nước AIO cho yên tâm.

Ngoài ra, gear cũng không nên làm sơ sài. Một con chuột nhạy, bàn phím phản hồi tốt, tai nghe có âm thanh vòm - tất cả đều giúp bạn chơi chính xác hơn, cảm nhận sâu hơn. Màn hình - tối thiểu cũng 144Hz để không bị xé hình, delay khung hình - chơi FPS mà màn hình 60Hz thì... tiếc đấy!

IV. Nên chọn máy tính để bàn thương hiệu nào?

Đa dạng thương hiệu - Lựa chọn nào phù hợp với bạn?

Thị trường máy tính để bàn bây giờ thật sự rất phong phú. Từ máy tính văn phòng giá rẻ cho tới bộ PC gaming cấu hình cao, đâu đâu cũng thấy tên gọi quen thuộc như Dell, HP, ASUS, Lenovo, MSI… Nhưng quan trọng là: bạn cần gì? Chọn máy theo nhu cầu luôn là cách hay để không tốn kém mà vẫn xài ngon.

Có người cần máy bền, có người thích máy mạnh, có người chỉ cần “đủ dùng” để học online hay làm văn bản. Vậy nên, thay vì chạy theo thương hiệu nổi tiếng, hãy xem cái nào thật sự hợp với bạn.

Máy Bộ Dell - Bền Bỉ | Phù Hợp Văn Phòng & Doanh Nghiệp

1. Dell - Độ bền bỉ, đáng tin cậy cho doanh nghiệp và văn phòng

Dell là kiểu thương hiệu mà dân văn phòng hay doanh nghiệp cực kỳ chuộng - không màu mè, không phô trương, nhưng rất ổn định và... cực kỳ "trâu bò". Dòng máy Dell OptiPlex hay Vostro luôn được đánh giá cao về độ bền và độ mượt trong xử lý công việc văn phòng cơ bản.

Máy tính để bàn Dell thường không ồn ào, chạy êm, ít lỗi vặt. Nếu bạn cần một chiếc máy để dùng hàng ngày mà không phải đau đầu mỗi lần bật máy, thì Dell là cái tên đáng tin cậy.

🔍 Gợi ý dòng nên tham khảo:
Dell OptiPlex 3080, Dell Vostro 3681 - hai mẫu này khá phổ biến trong các công ty nhỏ và vừa, setup nhanh, dễ dùng, chạy ổn định nhiều năm.

Máy Bộ HP - Hiệu Suất Ổn Định | Phù Hợp Mọi Nhu Cầu 

2. HP - Hiệu suất ổn định, thiết kế đẹp, bảo mật mạnh

HP là thương hiệu mình đánh giá cao ở mặt “cân bằng”: vừa có thiết kế đẹp, vừa ổn định, lại còn mạnh về bảo mật. Các dòng như HP ProDesk, EliteDesk rất được lòng dân văn phòng, còn HP Pavilion Gaming thì lại cực hợp với mấy bạn thích chơi game nhẹ nhàng hay làm đồ họa cơ bản.

Điểm cộng lớn của máy bộ HP là họ tích hợp công nghệ bảo mật khá tốt - như HP Sure Start chẳng hạn - rất hữu ích với người dùng doanh nghiệp hay ai cần bảo vệ dữ liệu.

Gợi ý nên thử:

HP 280 Pro G9, HP EliteDesk 800 G6 - máy chạy khỏe, bảo mật cao, ngoại hình đẹp, đặt ở văn phòng hay nhà đều ổn.

3. Lenovo - Giá hợp lý, hiệu suất ổn, phù hợp học tập và văn phòng

Nếu bạn đang cần một chiếc máy tính bàn giá mềm mà vẫn muốn có hiệu năng ổn định, Lenovo là cái tên rất đáng cân nhắc. Hãng này nổi bật với dòng ThinkCentre - thiết kế gọn gàng, cấu hình vừa đủ xài, đặc biệt là... giá rất dễ chịu.

Mấy bạn sinh viên, học sinh, hoặc người làm văn phòng đơn giản có thể chọn máy bộ Lenovo để tiết kiệm chi phí. Máy cũng dễ bảo trì, dễ nâng cấp nếu sau này muốn mạnh hơn chút.

Gợi ý hợp lý:

Lenovo ThinkCentre M70t, IdeaCentre 3 - hai mẫu này khá phổ biến, phù hợp cho học tập, làm văn phòng, dễ nâng cấp.

Máy Bộ Asus - Hiệu Suất Ổn Định | Đáp Ứng Mọi Nhu Cầu

4. ASUS - Gaming mạnh mẽ, sáng tạo không giới hạn

Nói tới ASUS thì không thể không nhắc đến dàn máy gaming. Hãng này có hai dòng nổi bật: TUF Gaming và ROG (Republic of Gamers) - quá quen thuộc với dân chơi game, streamer hoặc làm đồ họa chuyên nghiệp. Cấu hình máy thường rất mạnh, thiết kế thì chất khỏi bàn, đúng kiểu “nhìn là biết game thủ”.

Ngoài gaming, máy tính để bàn ASUS cũng hỗ trợ ép xung, tản nhiệt tốt, dùng lâu vẫn giữ hiệu năng ổn định. Nếu bạn là người thiên về sức mạnh và thích "phô diễn" một chút thì ASUS hợp lắm.

Gợi ý nên xem:

ASUS ROG Strix G10DK, ASUS TUF Gaming FX10CP - từ build máy đến ngoại hình đều rất “gắt”, cực hợp cho gamer.

5. MSI - Đỉnh cao gaming, hỗ trợ đồ họa chuyên nghiệp

MSI thì khỏi bàn - đây là thương hiệu chuyên trị các dòng máy cao cấp cho game thủ hardcore và những ai làm việc chuyên sâu như dựng phim, render 3D, thiết kế kỹ thuật. Các mẫu như Trident hoặc Aegis đều sở hữu cấu hình cực mạnh, hỗ trợ GPU “khủng” cùng hệ thống tản nhiệt xịn sò.

Điểm cộng nữa là MSI rất biết cách làm cho máy vừa mạnh vừa... đẹp. Thiết kế hầm hố nhưng vẫn có cảm giác tinh tế, gọn gàng. Và bạn có thể đẩy hiệu năng lên cực cao nhờ khả năng ép xung linh hoạt.

Gợi ý cho dân đồ họa và gaming nặng:

MSI Trident X, MSI Aegis R - hiệu suất cao, tản nhiệt ổn, render mượt, chơi game 4K cũng không phải lăn tăn.

V. Mua máy tính để bàn ở đâu uy tín, giá tốt?

Bạn có thể lướt Shopee, ghé Tiki, hay dạo một vòng các cửa hàng điện máy… Nhưng để chọn được một bộ máy tính phù hợp mà không bị “hớ”, thì nơi mua hàng cũng quan trọng chẳng kém gì cấu hình máy.

Có những nơi bán giá rẻ thật, nhưng không rõ nguồn gốc, bảo hành mập mờ, thậm chí linh kiện máy tính bị thay thế. Đến lúc máy trục trặc, bảo hành kiểu “hẹn lần sau” - thì vừa mất tiền, vừa mất thời gian.

1. Chọn nơi bán uy tín - Đừng chỉ nhìn giá rẻ

Khi mua máy tính để bàn, bạn nên ưu tiên các địa chỉ rõ ràng, có cửa hàng thật, hoặc shop online nhưng có đánh giá tốt và chính sách minh bạch. Một nơi uy tín sẽ luôn cung cấp:

🔹 Sản phẩm chính hãng, mới 100%, đầy đủ hộp và phụ kiện
🔹 Chính sách bảo hành rõ ràng, có giấy tờ, tem bảo hành minh bạch
🔹 Giá bán hợp lý, không đội giá vô lý, có sẵn nhiều combo cấu hình để lựa chọn
🔹 Hỗ trợ kỹ thuật sau mua, tư vấn nâng cấp, cài phần mềm, vệ sinh máy…

2. Gợi ý: Tin học Thành Khang - Nơi mua máy tính đáng tin cậy

Nếu bạn đang phân vân chưa biết chọn nơi nào để gửi gắm túi tiền, thì Tin học Thành Khang là một cái tên rất đáng tham khảo. Đây là địa chỉ chuyên cung cấp:

✅ Máy tính văn phòng giá rẻ - phù hợp cho học sinh, sinh viên, dân văn phòng
✅ PC chơi game cấu hình mạnh, card đồ họa xịn, tản nhiệt chất
✅ Máy tính dựng sẵn và máy ráp theo yêu cầu, linh kiện chọn lọc kỹ càng
✅ Bảo hành và hỗ trợ kỹ thuật tận tâm, giao hàng toàn quốc

Tin Học Thành Khang không chỉ bán hàng - mà còn tư vấn đúng nhu cầu, giúp bạn không phải trả thêm cho những thứ không cần thiết. Giá cả rõ ràng, không chiêu trò - và đặc biệt là hỗ trợ sau mua rất có tâm, một điểm cộng mà nhiều nơi khác còn thiếu.

Liên hệ ngay với Tin học Thành Khang để được tư vấn cấu hình phù hợp và nhận ưu đãi tốt ngay hôm nay!
Đầu tư một lần cho đúng, yên tâm dùng lâu dài!

VI. Câu hỏi thường gặp về chủ đề máy tính để bàn văn phòng

Bộ máy tính để bàn văn phòng giá rẻ có đáp ứng tốt nhu cầu làm việc không?

Hoàn toàn có thể, nếu được trang bị CPU từ Core i3/Ryzen 3 trở lên, RAM 8GB và ổ SSD giúp xử lý công việc văn phòng mượt mà.

Nên chọn máy tính để bàn văn phòng giá rẻ có RAM bao nhiêu?

RAM tối thiểu 8GB là lựa chọn hợp lý để đảm bảo khả năng chạy đa nhiệm ổn định, tránh tình trạng giật lag khi mở nhiều ứng dụng.

Ổ cứng SSD hay HDD phù hợp hơn cho máy tính văn phòng giá rẻ?

Nên chọn ổ cứng SSD vì tốc độ truy xuất nhanh hơn gấp 4-5 lần so với HDD, giúp khởi động máy và mở ứng dụng nhanh hơn.

Máy tính văn phòng giá rẻ có thể nâng cấp được không?

Hầu hết các bộ máy tính văn phòng giá rẻ có thể nâng cấp RAM, ổ cứng và đôi khi cả CPU để đáp ứng nhu cầu cao hơn.

Máy tính văn phòng giá rẻ có cần card đồ họa không?

Không bắt buộc, vì hầu hết các công việc văn phòng chỉ cần card đồ họa tích hợp của Intel hoặc AMD là đủ.

Giá trung bình của bộ máy tính để bàn văn phòng là bao nhiêu?

Một bộ máy tính văn phòng cơ bản có giá từ 5-10 triệu đồng, tùy theo cấu hình và thương hiệu.

Nên chọn thương hiệu nào khi mua máy tính để bàn văn phòng giá rẻ?

Một số thương hiệu đáng tin cậy bao gồm HP, Dell, Lenovo, ASUS, Acer với các dòng máy tối ưu cho công việc văn phòng.

Máy tính để bàn văn phòng giá rẻ có hỗ trợ kết nối WiFi không?

Một số mẫu có sẵn WiFi, nhưng nếu không, bạn có thể dùng USB WiFi hoặc card WiFi rời để kết nối mạng không dây.

Máy tính để bàn văn phòng giá rẻ có thể chạy Windows 11 không?

Nếu CPU từ Intel thế hệ 8 trở lên hoặc AMD Ryzen 2000 trở lên, cùng RAM tối thiểu 4GB và TPM 2.0, thì có thể chạy Windows 11.

Mua máy tính để bàn văn phòng giá rẻ ở đâu uy tín?

Bạn có thể mua tại các cửa hàng uy tín như Tin học Thành Khang hoặc các sàn thương mại điện tử lớn.
PC Gaming sale sốc tại Tin Học Thành Khang Dịch vụ lắp đặt - Nâng cấp PC & Laptop tại Tin Học Thành Khang

SO SÁNH SẢN PHẨM

Thêm sản phẩm

So sánh
Xoá sản phẩm